Chúng ta đều biết rằng đối với các loại móng khác nhau, muốn đảm bảo được chất lượng tốt nhất thì cần phải lựa chọn phương pháp làm móng phù hợp. Chính vì vậy, chúng ta hãy cùng tìm hiểu khái quát về một số loại móng nhà 3 tầng để có thể dễ dàng đưa ra quyết định xây dựng cho phù hợp.
Có thể nói, hầu hết các công trình lớn nhỏ hiện nay đều ưa chuộng 3 loại móng chính đó là móng đơn, móng băng và móng bè. Bạn đã biết cách phân biệt 3 loại móng này hay chưa?
Đây là loại móng được ứng dụng nhiều nhất cho các công trình như bệ đỡ chân cầu, cột điện. Móng đơn có độ chịu lực nằm ở mức trung bình nên thường không được ưu tiên sử dụng cho những công trình kiên cố.
Tuy nhiên, mọi thứ cũng chỉ là tương đối nếu như bạn sở hữu một khu đất có nền đất khỏe. Dựa trên cơ sở này, cho dù là xây dựng nhà cấp 4, nhà 2 tầng hay 3 tầng cũng hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp móng đơn mà không lo lắng về chất lượng công trình.
Móng băng là một loại móng nhà được thiết kế với độ sâu khoảng 2 - 3m dưới mặt đất. Để đỡ cho các cột và tường nhà, móng băng được thiết kế với nhiều dạng thức khác nhau như dải dài, độc lập hoặc đan chéo nhau hình chữ thập.
Móng băng có khả năng chịu lực tốt hơn hẳn so với móng đơn. Đặc biệt, loại hình móng băng rất thích hợp và được ưa dùng cho những công trình có độ lún đều. Ngoài ra, quá trình thi công móng băng cũng đơn giản hơn so với việc lựa chọn loại hình móng đơn.
Móng bè hay móng bản là một phương pháp xây dựng móng nhà đặc biệt thích hợp khi xây dựng nhà ở trên nền đất yếu và bố trí kết cấu trải đều toàn bộ công trình. Nếu như bạn đang có nhu cầu xây nhà trên những khu đất cát, địa hình trũng thấp như ao, hồ, ruộng thì nên cân nhắc việc sử dụng phương pháp làm móng này.
Bên cạnh đó, móng bè cũng có thể được áp dụng dành cho các công trình lớn, các tòa nhà cao tầng, có tầng hầm…
Trong trường hợp không lựa chọn được phương pháp móng nông phù hợp thì bạn có thể tham khảo các mẫu móng sâu. Phổ biến nhất là móng cọc với khả năng chịu tải trọng lớn, độ bền cao và có khả năng truyền tải trọng lượng tốt.
Bạn có thể dựa trên đặc điểm cấu tạo tầng địa chất để lựa chọn phương pháp làm móng nhà 3 tầng cho phù hợp. Sau đây sẽ là quy trình làm móng nhà 3 tầng cho mỗi loại móng mà bạn lựa chọn.
Những ngôi nhà có nền địa chất yếu, địa hình trũng thấp và hãy bị ngập úng sẽ rất phù hợp với mẫu móng cọc. Các bước tiến hành như sau:
Bước 1: Chuẩn bị trước khi đào móng
Dọn dẹp sạch sẽ mặt bằng để đảm bảo không gian tiếp nhận vật tư. Chuẩn bị bản vẽ chi tiết cho việc xây dựng móng và nhân công.
Bước 2: Đóng cọc tre, cọc cừ tràm hoặc lựa chọn bê tông đúc sẵn để đảm bảo độ an toàn tối ưu.
Bước 3: Đào hố xung quanh móng theo kích cỡ đã quy định rồi đổ bê tông cho móng.
Bước 4: San phẳng bề mặt móng bằng cách đổ thêm đất, đá dăm mỏng.-
Bước 5: Kiểm tra độ cao của móng và đổ lớp bê tông lót cho công trình nhà 3 tầng.
Bước 6: Cắt đầu cọc và ghép cốp pha
Bước 7: Đổ bê tông cho toàn bộ phần móng.
Bước 8: Bảo dưỡng, tháo cốp pha, tưới nước để lớp bê tông không bị rạn nứt sau thời gian đổ.
Bước 1: Tương tự như quy trình chuẩn bị của quá trình làm móng cọc phía trên.
Bước 2: Đào đất tạo hố móng theo bản thiết kế rồi làm phẳng mặt hố.
Bước 3: Kiểm tra cao độ của móng, đổ bê tông lót trên lớp đất đã đào. Nếu như có đóng cọc thì bạn cần tiến hành cắt đầu cọc ở bước này.
Bước 4: Ghép cốp pha cho móng nhà 3 tầng.
Bước 5: Đổ bê tông cho toàn bộ móng nhà
Bước 6: Tháo cốp pha, nghiệm thu.
Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng và đồ đạc.
Bước 2: Đào hố móng.
Bước 3: Đổ bê tông lót dưới phần đất đã đào móng
Bước 4: Đổ bê tông móng và xây tường nhà 3 tầng
Bước 5: Đan thép để giằng móng và đổ bê tông dầm móng
Bước 6: Bảo dưỡng và nghiệm thu công trình.
Bạn đã học được quy trình làm móng nhà 3 tầng cho mỗi loại móng hay chưa? Hãy cố gắng tuân thủ đúng và lần lượt các bước tiến hành để có thể sở hữu những mái ấm kiên cố và bền vững với thời gian.